Ngay sau lễ trao cúp cho Chelsea tại chung kết FIFA Club World Cup 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chú ý với tuyên bố liên quan đến bộ môn bóng đá

Tuyên bố này nhanh chóng trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội, với cụm từ “Trump rename soccer” ( đổi từ “soccer” thành “football”) lọt vào top tìm kiếm tại cả Mỹ và châu Âu. Đây được xem là động thái mang tính biểu tượng trong bối cảnh Mỹ sẽ đồng đăng cai World Cup 2026 cùng với Mexico và Canada, đồng thời cho thấy mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa ông Trump và Chủ tịch FIFA Gianni Infantino – người mời ông làm khách danh dự tại giải đấu.

FIFA - Ảnh 1.

Ở Mỹ, “soccer” vẫn là môn thể thao có vị thế khiêm tốn, đứng sau bóng bầu dục (NFL), bóng rổ (NBA), bóng chày (MLB), quyền Anh, khúc côn cầu trên băng (NHL) và thậm chí cả bóng bầu dục đại học. Dù vậy, giải nhà nghề MLS đã có bước phát triển mạnh trong hai năm gần đây, đặc biệt là nhờ hiệu ứng từ siêu sao Lionel Messi tại Inter Miami.

Theo ông Trump, đổi tên thành “football” không chỉ là sự điều chỉnh ngôn ngữ, mà còn mang giá trị hội nhập văn hóa thể thao toàn cầu: “Nếu nước Mỹ muốn hội nhập thể thao toàn cầu, việc đổi tên là biểu tượng nhỏ nhưng mang giá trị lớn”, ông nói.

Tuy nhiên, phản ứng dư luận về đề xuất này đang chia rẽ. Một bộ phận người dân, đặc biệt là cộng đồng Mỹ Latinh – chiếm gần 20% dân số Mỹ – tỏ ra ủng hộ ý tưởng “gọi đúng tên” cho môn thể thao chơi bằng chân. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng đây là phần gắn bó lâu đời trong văn hóa Mỹ và không thể thay đổi bằng một sắc lệnh.

Sóng gió FIFA: Chủ tịch Infantino trễ họp vì ông Trump, đại biểu phẫn nộ bỏ về - Ảnh 3.

Chuyên gia tiếp thị thể thao Ivan Martinho nhận định: “Đó sẽ là một thay đổi mang tính lịch sử, nhưng sẽ gặp phản đối từ những người bảo thủ. Tuy nhiên, thế hệ sau có thể sẽ dần chấp nhận ‘fútbol’ là cách gọi chuẩn”. Trong khi đó, Fabio Wolff – Giám đốc Wolff Sports – tỏ ra thận trọng: “Tôi không tin việc đổi tên là yếu tố then chốt để bóng đá Mỹ phát triển. Điều quan trọng hơn là chiến lược dài hạn và đầu tư đúng hướng”.

Một số ý kiến khác cho rằng đây có thể là chiêu trò chính trị nhằm thăm dò dư luận trước thềm chiến dịch tranh cử năm 2026. Tờ The Sun (Anh) và Time (Mỹ) đều đặt giả thuyết đây là nước đi truyền thông đầy toan tính của ông Trump, người từng nhiều lần tận dụng thể thao để tạo sức hút với công chúng.

Ngay cả giới chuyên môn cũng không thống nhất quan điểm. Cựu HLV tuyển Mỹ Bruce Arena bình luận: “Đây là câu chuyện văn hóa, không thể thay đổi bằng luật pháp. Muốn thay đổi, phải bắt đầu từ giáo dục và truyền thông”. Trong khi đó, The Athletic cho rằng: “Đề xuất không vô lý, nhưng để thành hiện thực cần rất nhiều năm”.

Trump - Ảnh 1.

Dẫu gây nhiều tranh cãi, tuyên bố của ông Trump một lần nữa cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của bóng đá tại Mỹ, đặc biệt là khi World Cup 2026 đang đến gần. “Chúng ta cần làm nhiều hơn để người Mỹ yêu bóng đá. World Cup 2026 sẽ là cơ hội vàng” – Tổng thống Mỹ khẳng định trong đoạn video hậu sự kiện.

Share.